Bí quyết bấm huyệt khi đau thần kinh toạ

Bí quyết bấm huyệt khi đau thần kinh toạ

1/ Triệu chứng và nguyên nhân

Một trong những lý do làm chân tê dại là do ngồi một tư thế quá lâu, khiến cho sự tuần hoàn của máu huyết bị tắc nghẽn gây nên. Nhưng nếu không vì một lý do khác thường nào mà lại cảm thấy tê dại từ vùng thắt lưng cho đến câhn; những lúc uốn, vặn mình cảm thấy vùng lưng rất đau đớn hoặc khi giữ thẳng đầu gối đưa cao chân lên thì phía sau đùi bị đau nhói…ta có thể nghĩ ngay đến bệnh đau thần kinh toạ.

 

Thần kinh toạ tưc là thần kinh của nửa thân dưới; khi thần kinh toạ bị bệnh nặng thì dễ dẫn đến cơ bắp suy thoái hoặc da thịt đôi chân bị tê dại, mất cảm giác; đó là những triệu chứng điển hình của bệnh, cần chú ý đến.

 

2/ Trọng tâm trị liệu

Để người bệnh nằm sấp, tập trung giữ gìn ấp áp cho vùng thắt lưng, rồi cẩn thận kích thích lên các huyệt đạo từ Tam Tiêu Du, Thận Du, Chí Thất đến Thái Dương Du, BÀng Quang Du,…; tiếp đó ấn lên các huyệt Thừa Phù, Ân Môn cho đến Thừa Sơn ở chân kết hợp với massage, càng có hiệu quả cao.

 

Chuyển người bệnh qua tư thế nằm ngửa, tiến hành ấn lên các huyệt Ngũ Khu, Cự Liêu, Túc Tam Lý, Giải Khê, Dương Lăng Tuyền, Huyền Chung. Kiên trì liên tục thực hiện liệu pháp huyệt đạo sẽ có hiệu quả khắc phục cảm giác đau đớn, chứng hàn lạnh thân thể, giúp tăng cường thể chất, khả năng phòng ngừa triệu chứng đau nhức, tê dại vùng eo lưng và đôi chân.

 

3/ Các huyệt đạo quan trọng liên quan và phương pháp trị liệu

 

Liệu pháp huyệt đạo

 

Đau thần kinh toạ

 

Huyệt Ngũ Khu

Tác dụng: khắc phục chứng hàn lạnh đau nhức vùng thắt lưng và chân tê dại.

 

Vị trí: hai huyệt nằm trên hai chỗ lồi phía trước khớp xương chậu.

 

Phương pháp trị liệu: để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Ngũ Khu của người bệnh, có hiệu quả khắc phục triệu chứng đau nhức vùng thắt lưng do bị hàn lạnh, quá mỏi mệt và hông đùi đau nhức do đau dây thần kinh.

 

 

Huyệt Cư Liêu

Tác dụng: khắc phục triệu chứng đau nhức vùng hông đùi dẫn đến đau chân.

 

Vị trí: hai huyệt nằm ở phía trước và hơi thấp hơn hai đầu xương hông, nằm trên nếp gấp giữa đùi và bụng dưới, thấp hơn huyệt Ngũ khu cừng một đốt ngón tay.

 

Phương pháp trị liệu: để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Cư Liêu của người bệnh, có hiệu quả khắc phục triệu chứng đau nhức nửa thân bên dưới và chân bị co giật, đau nhức. Kết hợp với việc ấn lên các huyệt đạo từ huyệt Cư Liêu xuống đùi, càng thêm hiệu quả.

 

Huyệt Thận Du

Tác dụng: thúc đẩu máu huyết nửa thân dưới lưu thông tuần hoàn, khắc phục triệu chứng đau nhức vùng eo lưng.

 

Vị trí: hai huyệt đối xưng qua và cách Đốc Mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang đầu mút xương sườn cuối cùng.

 

Phương pháp trị liệu: để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên eo lưng, đầu hai ngón tay cái cùng lúc day ấn lên hai huyệt Thận Du của người bệnh, có hiệu quả thúc đẩy máu huyết nửa thân dưới lưu thông tuần hoàn, tiêu trừ đau nhức vùng eo và tình trạng tê bại đôi chân.

 

Huyệt Chí Thất

Tác dụng: khắc phục triệu chứng nhức mỏi, tê bại vùng lưng và nửa thân bên dưới.

 

Vị trí: hai huyệt nằm đối xứng và cách Đốc Mạch chừng bốn đốt ngón tay, ngang xương sườn cuối cùng, bên ngoài huyệt Thận Du chừng hơn hai đốt ngón tay.

 

Phương pháp trị liệu: để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên eo lưng, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn và từ từ day lên hai huyệt Chí Thất của người bệnh, có hiệu quả khắc phục triệu chứng nhức moiur, tê bại vùng eo và nửa thân dưới.

 

 

Huyệt Ân Môn (còn gọi là Yên Môn)

Tác dụng: khắc phục triệu chứng đau nhức và tê bại chân.

 

Vị trí: nằm phía dưới điểm trung tâm của mặt sau đùi gần một đốt ngón tay.

 

Phương pháp trị liệu: để người bệnh nằm sấp, hai châm hơi dang ra; người trị liệu quỳ giữa hai cẳng chân người bệnh, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên hai đùi, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Ân Môn của người bệnh, đồng thời lấy huyệt Ân Môn làm trung tâm, tiến hành ấn lên các huyệt đạo xung quanh phía sau đùi, có hiệu quả khắc phục triệu chứng đau nhức, tê dại đôi chân.

 

 

Huyệt Túc Tam Lý

Tác dụng: tiêu trừ triệu chứng nhức mỏi chân.

 

Vị trí: nằm ở mé ngoài xương cẳng chân, phía dưới đầu gối chừng ba đốt ngón tay.

 

Phương pháp trị liệu: để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ giữa hai cẳng chân người bệnh, hai bàn tay nắm bên dưới hai bắp chân, đầu hai ngón tay cái day ấn mạnh lên hai huyệt Túc Tam Lý, kết hợp với việc bóp và day quanh huyệt đạo ấy, có hiệu quả tiêu trừ triệu chứng nhức mỏi chân. Người bệnh có thể ngồi trên ghế, tự day ấn huyệt Túc Tam Lý để chữa trị cho bản thân mình.

 

Huyệt Giải Khê

Tác dụng: khắc phục triệu chứng đau nhức, tê bại từ cổ chân cho đến mũi ngón chân.

 

Vị trí: nằm gần giữa khớp cổ chân phía trước, hơi lệch về mắt cá chân ngoài.

 

Phương pháp trị liệu: để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ phía dưới chân, bàn tay nắm gót chân, đầu ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Giải Khê của người bệnh, có hiệu quả khắc phục triệu chứng đau nhức, tê mỏi và bại cứng từ cổ chân đến mũi chân.

 

Trích từ sách “Bí quyết bấm huyệt chữa bệnh”

Đang xem: Bí quyết bấm huyệt khi đau thần kinh toạ

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng