19/ Huyệt Liêm Tuyền
19.1/ Giải thích tên gọi
Từ “Liêm” có nghĩa là thành liêm, là góc cạnh, là một bên, là ngẫu nhiên. Còn từ “Tuyền” có nghĩa là suối nước, nguồn nước. Huyệt Liêm Tuyền có vị trí ở góc của hàm dưới và giữa cổ, nơi mà khí (tức là năng lượng) như một nguồn suối trào dâng.
19.2/ Nhận biết vị trí huyệt đạo
Là huyệt đạo nằm ở trước cổ, ngay tại giao điểm giữa Nhâm Mạch với nếp nhăn chạy ngang phía trên trái khế (chỗ lồi ra của yết hầu). Dùng đầu ngón tay ấn vào vị trí huyệt đạo này sẽ nhận thấy cuống lưỡi.
19.3/ Hiệu quả trị liệu
Huyệt đạo này rất có hiệu quả trị liệu các bệnh về lưỡi như viêm lưỡi, lưỡi mất cảm giác, lưỡi bị tê bại, vận động không linh hoạt, cứng lưỡi không nói được, cuống lưỡi đột ngột thụt vào nói không thành tiếng, hoặc đầu lưỡi cong lên làm chảy nước miếng liên tục…
Ngoài ra huyệt Liêm Tuyền còn được dùng để chữa trị các triệu chứng như ho rát, ho long đờm do các chứng viêm cuống họng, viêm a-mi-đan, viêm phế quản gây nên. Nó còn có tác dụng trong việc chữa trị các triệu chứng mất tiếng, khàn tiếng, nước bọt tiết ra quá nhiều do bệnh I-ste-ri gây ra.
20/ Huyệt Khí Xá
20.1/ Giải thích tên gọi
Từ “Khí” biểu thị tà khí, từ “Xá” tức là nhà ở, có nghĩa cư trú; cho nên Khí Xá có thể hiểu là nơi mà các dòng tà khí tụ tập. Đông y cho rằng tà khí chính là nguyên nhân gây nên bệnh tật; tà khí hội tụ tại Khí Xá có liên quan đến các bệnh của dạ dày, do đó huyệt đạo này thường được sử dụng để chữ trị bệnh đau dạ dày.
20.2/ Nhận biết vị trí huyệt đạo
Từ chính giữa tráo khế yết hầu chiếu thẳng xuống phía dưới, sẽ gặp chỗ lõm trên đầu xương ngưc; hai huyệt Khí Xá đối xứng qua chỗ lõm ấy và cách nơi ấy chừng 2 đốt ngón tay.
Vị trí của huyệt đạo này nằm sát trên đầu mút xương quai xanh giáp với xương ngực; do đó có thể dựa vào cách nhìn từ giữa cổ sang hai bên, thì nơi bắt đầu hình thành chỗ lõm phía trên xương quai xanh nằm sát xương ngực chính là huyệt Khí Xá.
20.3/ Hiệu quả trị liệu
Có hiệu quả trị liệu đối với các chứng bệnh đau cổ họng hoặc cỏ sưng tấy, có nhọt mủ, đau nhức từ hai bả vai đến vùng sau cổ. Huyệt Khí Xá tiếp cận với tuyến hạc có quan hệ mật thiết với các chức năng của dạ dày và đường ruột, vì thế nó tương đối có hiệu quả trị liệu các triệu chứng do bệnh của dạ dày và đường ruột gây ra.
Huyệt Khí Xá nằm trên đường đi của thần kinh Mê Tẩu (là đôi dây thần kinh não thứ 10). Thần kinh Mê Tẩu đi từ não bộ đến cổ, qua Khí Xá đến ngực, bụng, do đó kích thích lên huyệt Khí Xá còn tốt hơn là kích thích trực tiếp lên thần kinh Mê Tẩu trong việc nâng cao chức năng dạ dày.
Khi gặp các triệu chứng đầy bụng biếng ăn, cảm giác khó chịu buồn nôn, ói mửa, hoặc nóng rát lồng ngực, nấc cụt…thì kích thích lên huyệt Khí Xá đồng thời kích thích lên thần kinh Mê Tẩu sẽ có hiệu quả chế ngự. Huyệt đạo này còn được dùng vào việc chữa trị chứng nấc cụt và suy nhược dạ dày mạn tính.
21/ Huyệt Nhân Nghinh
21.2/ Giải thích tên gọi
Từ “Nhân” chỉ còn người, từ “Nghinh” có ý nghĩa là nghênh tiếp. Huyệt Nhân Nghinh trên cơ thể nằm ở vị trí nhiều luồng năng lượng giao tiếp với nhau và đi qua.
21.2/ Nhận biết vị trí huyệt đạo
Hai huyệt đối xưng và cách trái khế nơi yết hầu chừng 2 đốt ngón tay. Dùng lòng ngón tay đè mạnh lên huyệt đạo này sẽ nhận thấy mạch đập rất mạnh, mạch tại nơi ấy gọi là mạch Nhân Nghinh; điều đó biểu thị nó là huyệt đạo đặc biệt quan trọng góp phần quyết định con người có bị mắc bệnh hay không.
21.3/ Hiệu quả trị liệu
Có hiệu quả đặc biệt trong việc chữa trị các triệu chứng của bệnh suyễn, viêm khớp mạn tính, cao huyết áp, thống phong, vàng da, vàng mắt do viêm gan, viêm phế quản mạn tính…
Nó còn thường được sử dụng để chữa trị các triệu chứng như nhức đầu chóng mặt, buồn nôn, sung huyết trên đầu, sưng đỏ các đầu khớp xương, bồn chồn lo lắng, tim đập quá nhanh…do các bệnh về thần kinh, đau thắt cơ tim, co thắt dạ dày, sỏi mật gây nên. Đối với các loại. bệnh mà phụ nữ thường hay gặp như thay đổi chức năng tuyến giáp trạng hoặc huyết áp thấp…huyệt đạo này cũng có tác dụng chữa trị.
22/ Huyệt Thiên Đỉnh
22.1/ Giải thích tên gọi
Từ “Thiên” có nghĩa là phần cơ thể phía bên xương quai xanh; từ “Đỉnh” biểu thị đỉnh lư hương hình tam giác. Huyệt Thiên Đỉnh nằm ở chính chỗ lõm của hình thành bởi cơ Nhũ Đột xương quai xanh trước ngực với cơ xéo và xương quai xanh.
Tên gọi của huyệt đạo này biểu thị vị trí của nó nằm tại trung tâm hình tam giác mà khi trời xâm nhập vào cơ thể. Nằm bên trong huyệt đạo này là cơ Nhũ Đột của xương quai xanh lồng ngực, liên kết rất nhiều dây thần kinh và mạch máu đi qua tim và đầu, là một trong những huyệt đạo quan trọng nhất của cơ thể.
22.2/ Nhận biết vị trí huyệt đạo
Men theo cơ Nhũ Đột từ phía sau cổ chạy xuống xương quai xanh trên ngực, từ bên dưới trái khế yết hầu chừng một đppst ngón tay kéo một đường ngang, giao điểm giữa chúng chính là vị trí huyệt Thiên Đỉnh.
22.3/ Hiệu quả trị liệu
Có hiệu quả đặc biệt chế ngự các triệu chứng đau nhức, sưng tấy cuống họng, cuống họng bị tắc, mất tiếng, khàn tiếng, nghẹt thở do viêm a-mi-đan tạo nên, nó còn được dùng để chữa trị các chứng bệnh đau nhức răng, đau nhức và tê bại cánh tay; điều chỉnh máu huyết lưu thông tuần hoàn trong cơ thể.
Nếu máu huyết tuần hoàn dị thường do bệnh cao huyết áp thì vùng xung quanh huyệt đạo này sẽ có biểu hiện căng cứng hoặc đau nhức, tác động lên huyệt đạo này sé có hiệu quả, và còn chế ngự được các triệu chứng khác do bệnh cao huyết áp gây nên. Cần lưu ý khi ấn lên huyệt đạo này không được dùng sức quá mạnh.
23/ Huyệt Thuỷ Đột
23.1/ Giải thích tên gọi
Từ “Thuỷ” có ý nghĩa là kinh thuỷ, theo Đông Y kinh thuỷ chảy qua bộ phận này sẽ làm cho các nhánh khí quản (phế quản) bị viêm nên xuất hiện những cơn ho và đờm. Từ “Đột” có nghĩa là đột khởi, biểu thị yết hầu nhô cao hơn các vị trí khác. Như thế muốn nói huyệt Thuỷ Đột nằm bên cạnh yết hầu, có hiệu quả trong việc chế ngự các triệu chứng viêm phế quản và hen suyễn.
23.2/ Nhận biết vị trí huyệt đạo
Hai huyệt Thuỷ Đột nằm sát phía trước hai cơ Nhũ Đột xương quai xanh ngực và hơi lệch bên dưới trái khế yết hầu, nằm trên đường thẳng chạy ngang qua trung điểm giữa khoảng cách của cao độ trái khế với xương quai xanh. Nếu dựa vào vị trí các huyệt đạo khác để tìm vị trí huyệt Thuỷ Đột, thì nó nằm trên huyệt Khí Xá và dưới huyệt Nhân Nghinh theo một đường thẳng đứng.
23.3/ Hiệu quả trị liệu
Rất hiệu quả trong việc khắc phục những triệu chứng sung huyết đầu, sưng đỏ cuống họng, nghẹn thở…do bệnh ho gây nên. Ngoài ra, cũng khá hiệu quả trong trị liệu các triệu chứng bất thường của cổ họng do viêm phế quản, viêm thực quản, viêm yết hầu và hen suyễn gây ra.
24/ Huyệt Thiên Đột
24.1/ Giải thích tên gọi
Từ “Thiên” là chỉ bộ phận cơ thể nằm phía trên quai xanh, “Đột” có ý nghĩa là đột ngột nổi lên, đột nhiên xuất hiện. Vì thế, tên Thiên Đột biểu thị: nhữg kinh lộ của huyệt đạo có quan hệ tới các cơ quan chức năng của cơ thể vốn dĩ chạy trong cơ thể đột ngột hiện ra tại chỗ lõm trước cổ.
24.2/ Nhận biết vị trí huyệt đạo
Đầu ngón tay di chuyển từ yết hầu dần xuống phía dưới sẽ phát hiện ra một chỗ lõm ở giữa hai xương quai xanh, huyệt Thiên Đột nằm tại chính giữa chỗ lõm ấy.
24.3/ Hiệu quả trị liệu
Có hiệu quả trị liệu các triệu chứng của bệnh hen suyễn như đau nhức, tê cứng cổ họng, khàn tác tiếng, không thể nuốt thức ăn và nước uống, nói không thành tiếng, thở rất khó khăn.
Huyệt Thiên Đột thường được coi là huyệt đạo rất có hiệu quả trong trị liệu các chứng bệnh của khí quản, thực quản và các triệu chứng do nó gây nên như các cơn ho dữ dội, đờm làm nghẹn thở mà đặc biệt nhất là chữa trị các chứng bệnh đau nhức, khô rát cổ họng, sinh nhiều đờm.
Khi các triệu chứng bệnh còn ở mức độ nhẹ thì không nhất thiết phải dùng đến biện pháp châm để trị liệu, mà người bệnh có thể uốn cong ngón tay trỏ thành hình móc câu ấn lên huyệt đạo ấy theo kiểu kéo xuống, sẽ có hiệu quả; nó còn có tác dụng chế ngự chứng nấc cục.
Khi ấn lên huyệt Thiên Đột sẽ cảm thấy như có một luồn điện chạy từ trong yết hầu đến hàm dưới, những cần phải lưu ý không được dùng sức quá mạnh vì sẽ làm khó thở.
Trích từ sách “Bí quyết bấm huyệt chữa bệnh”