Các huyệt đạo ở đầu (Phần 3)

Các huyệt đạo ở đầu (Phần 3)

11/ Huyệt Tiên Đình

11.1/ Giải thích tên gọi

Từ “Đình” có nghĩa là vị trí đỉnh đầu, “Tiền” tức là phía trước huyệt Bách Hội. Tên gọi của huyệt đạo chính là vị trí của nó. Nó còn đối ứng với huyệt Hậu Đình ở phía sau huyệt Bách Hội, vì vậy càng thể hiện rõ vị trí phía trước của nó.

 

11.2/ Nhận biết vị trí huyệt đạo

Huyệt đạo này nằm trước huyệt Bách Hội chừng 2 đót ngón tay, nếu coi huyệt Bách Hội nằm ở đỉnh đầu thì “Tiền Đình” có nghĩa là huyệt đạo hơi nằm về phía trước đỉnh đầu.

 

11.3/ Hiệu quả trị liệu

Huyệt đạo này đặc biệt hiệu quả trị liệu các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, sưng nặng mặt do bệnh cảm cúm gây nên. Khi có cảm giác phía trước đầu nặng nề khó chịu, thì hai ngón tay trỏ và giữa của hai bàn tay khép lại, ấn mạnh lên huyệt Tiền Đình, có hiệu quả tiêu trừ cảm giác nặng đầu, làm cho tinh thần sảng khoái.

 

Khi ngạt mũi kết hợp với nặng đầu, cũng dùng phương pháp ấy để khắc phục. Ngoài ra nó còn có hiệu quả chữa trị các triệu chứng của bệnh cao huyết áp như sung huyết mặt, sưng nặng mặt, sưng phù cơ thể,..

 

12/ Huyệt Thiên Song

12.1/ Giải thích tên gọi

Trong Đông Y người ta phân chưa cơ thể con người ra làm 3 bộ phận: Thiên, Địa, Nhân. Từ “Thiên” trong huyệt Thiên Sing chỉ phần cơ thể con người từ xương quai xanh trở lên, còn từ “Song” có ý nghĩa là cửa sổ, tức là cái cửa sổ dòm ngó các bộ phận bị bệnh của “Thiên”.

 

12.2/ Nhận biết vị trí huyệt đạo

Nằm tại giao điểm của đường thẳng nối từ mõm xương đầu cơ Nhũ Đột phía sau tai kéo thẳng xuống cắt với đường thẳng đi ngang qua trái khế ra phía sau cổ. Kết hợp thêm với biện pháp dùng lòng ngón tay sờ tìm ra chỗ lõm của động mạch cổ, đó chính là vị trí của huyệt đạo.

 

12.3/ Hiệu quả trị liệu

Huyệt đạo này có rất có hiệu quả trị liệu các loại bệnh thông thường của tai và các triệu chứng viêm tau trong, viêm tai giữa, viêm tấy a-mi-đan, viêm tuyến nước bọt và các triệu chứng đau cổ, vai và cánh tay.

 

Học thuyết Đông Y và thuyết Âm Dương ngũ hành ứng với quy luật tự nhiên

Học thuyết Đông Y và thuyết Âm Dương ngũ hành lấy liệu pháp huyệt đạo làm đại diện cho học thuyết Đông Y là thuận ứng với quy luật tự nhiên. Gốc của nó bao gồm hiện tượng phân thành âm, dương của thế giới tự nhiên và tư tưởng tất cả mọi hiện tượng đều thuộc về ẩm hoặc dương.

 

Thế giới quan tự nhiên trở thành cơ bản của thuyết Âm Dương ngũ hành

Thuyết Âm Dương ngũ hành trở thành thế giới quan tự nhiên độc đáo của học thuyết Đông Y, nó quan niệm rằng thế giới tự nhiên được cấu thành từ 5 loại vật chất: Thực vật, lửa, thổ nhưỡng, khoáng sản, chất lỏng; mà đại diện cho nó là Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ. Con người cũng là một loại thế giới tự nhiên nhỏ thuộc đại thế giới tự nhiên. Túc là toàn bộ nội tạng cơ thể cũng được phân ra làm âm dương, cũng phụ thuốc vào các loại vật chất: Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ.

 

Thế giới tự nhiên vốn không phải lúc nào cũng hoàn toàn trong xanh sáng sửa mà có những lúc mưa gió, bão lụt; từ đó có thể suy ra rằng cơ thể con người cũng có lúc tốt lúc xấu, cũng có lúc thịnh lúc suy. Trạng thái của con người như thế cho nên nó trở thanh một hiện tượng của thế giới tự nhiên, đó chính là tư duy cơ bản của học thuyết Đông Y, và cũng chính vì thế mà nó mới sinh ra những quan điển độc đáo khác với Tây Y.

 

Tên gọi của các huyệt đạo cũng xuất phát thế giới quan tự nhiên

Các huyệt đạo có hiệu quả được sử dụng trong liệu pháp huyệt đạo cũng căn cứ vào tư duy ấy mà phát hiện ra tên gọi của chúng. Tên của các huyệt đạo sử dụng các ngốn từ Âm Dương hoặc Trì, Khâu, Tuyền, Cốc…của Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ trong ngôn từ Ngũ Hành, nó cũng xuất phát từ tư duy căn bẳn của học thuyết Đông Y mà có. Ngoài ra, dựa vào thứ tự của Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ mà dùng văn từ của Ngũ Âm như Giác, Vi, Cung, Thương, Vũ hoặc ngôn từ của Ngũ Sắc như Thanh, Xích, Hoàng, Bạch, Hắc để đặt tên các huyệt đạo.

 

Ngoài ra, cũng rất có tác dụng trị liệu đau nhức vùng sau cổ bị ảnh hưởng bơi đau bả vai, ù tai, nặng tai, đau cổ họng, gò má tê cứng hoặc sưng đỏ. Khi tiến hành liệu pháp huyệt đạo đối với huyệt Thiên Sing không được dùng sức quá mjanh, mà chỉ nên dùng lòng đầu ngón tay trỏ hoặc ngón giữa ấn vừa đủ mạnh lên huyệt đạo ấy mà thôi.

 

13/ Huyệt Thiên Dung

13.1/ Giải thích tên gọi

Từ “Thiên” tức là bộ phận cơ thể từ phía bên trên xương quai xanh theo cách phân chia cơ thể của Đông Y. Từ “Dung” có nghĩa là sự dung nạp, bao bọc, sử dụng; vì thế Thiên dung có nghĩa là huyệt đạo dùng để tiêu trừ sự đau đớn của các căn bệnh gây ra cho phần cơ thể phía bên trên xương quai xanh như đau đầu, đau lỗ tai, đau răng, đau cổ họng…; hoặc nói cách khác nó là huyệt đạo dung nạp tất cả các bệnh tật của bộ phận cơ thể phía bên trên xương quai xanh của con người.

 

13.2/ Nhận biết vị trí huyệt đạo

Huyệt đạo này nằm ở sau góc hàm dưới bên dưới lỗ tai. Từ đầu xương Nhũ Đột (gờ xương phía sau tai) hướng xuống phía dưới tai, men theo cơ Nhũ Đột từ ngực (là thớ cơ lớn bên cổ) sẽ tìm thấy.

 

13.3/ Hiệu quả trị liệu

Huyệt đạo này thường được sử dụng để chữa trị chứng đau cổ như: vùng sau cổ đau đớn khó vận động, vì lạc chẩm mà cổ bị đau, cổ bị căng cứng, nói năng khó khăn vì đau cổ…Khi đau cổ họng, tự xoa bóp vùng xung quanh huyệt đạo này sẽ cảm thấy dễ chịu. Ngoài ra nó còn có hiệu quả khắc phục triệu chứng khó thở vì đau ngực hoặc ngực có cảm giác bị đè nén, đau răng, ù tai, nặng tai…

 

14/ Huyệt Thừa Linh

14.1/ Giải thích tên gọi

Từ “Linh” có nghĩa là nơi tồn tại của Thần Linh. Huyệt Thừa Linh mang ý nghĩa là nghênh tiếp thành linh, biểu thị tác dụng của nó trong việc trị liệu các triệu chứng của hệ tuần hoàn và các hiện tượng kèm theo, gây ra bởi những căn bệnh có liên quan đến tim.

 

14.2/ Nhận biết vị trí huyệt đạo

Huyệt đạo này nằm trên đường thẳng nối từ hốc mắt ra sau gáy, chạy song song và thấp hơn đường thẳng giữa đỉnh đầu có chứa các huyệt Bách Hội, Tiền Đình, Hậu Đình. Từ bên đầu nhìn vào, vị trí huyệt đạo này nằm hơi thấp hơn, và hơi lệch về phía sau so với huyệt Bách Hội.

 

14.3/ Hiệu quả trị liệu

Có hiệu quả trong việc khăc sphujc các triệu chứng do viêm não hoặc tuỷ sống gây nên như phát sốt, co giật, tê liệt, chóng mặt buồn nôn, đau đầu…ngoài ra nó còn được sử dụng vào việc trị liệu các triệu chứng do bệnh cảm cúm gây nên như ớn lạnh, nhức đầu, chảy máu cam, ngạt mũi, nghẹt thở. Để phòng ngừa các triệu chứng rụng tóc, bong da thì kích thích lên da dầu vùng xung quanh huyệt đạo này cũng rất hiệu quả.

 

Các huyệt đạo ở đầu và cổ (Phần 3)

 

Trích từ sách “Bí quyết bấm huyệt chữa bệnh”

Đang xem: Các huyệt đạo ở đầu (Phần 3)

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng