Các huyệt đạo ở đầu (Phần 2)

Các huyệt đạo ở đầu (Phần 2)

6/ Huyệt Hoàn Cốt

6.1/ Giải thích tên gọi

Từ “Hoàn” có nghĩa là một hàn rào vây quanh ngôi nhà, vì hàng rào không có những chỗ hư hỏng cho nên nó có ý nghĩa là một sự hoàn chỉnh, vì thế có thể hiểu Hoàn Cốt tức là xương nhô cao phía sau tai, tức là chỉ huyệt đạo của xương sau lỗ tai (Nhũ Đột) như một hàng rào.

 

6.2/ Nhận biết vị trí huyệt đạo

Nằm trên chỗ xương gồ cao phía sau tai, tức là chỗ lõm phía sau đầu dưới cơ Nhũ Đột; dùng đầu ngón tay ấn mạnh lên chỗ ấy thì hai bên đầu đều có cảm giác đau.

 

6.3/ Hiệu quả trị liệu

Huyệt Hoàn Cốt có hiệu quả trị liệu đối với nhiều loại bệnh nhưng hiệu quả nhất là đối với các loại bệnh đau nửa đầu, chóng mặt buồn nôn, sung huyết não, tê bại thần kinh mặt, mất ngủ.

 

Ngoài ra huyệt đạo này cũng rất hiệu quả trị liệu đối với các triệu chứng nhức đầu chóng mặt, buồn nôn cấp tính do bệnh đau đầu, đau tai gây nên. Chứng méo miệng, đau vùng sau đầu và cổ, bồn chồn lo sợ hoặc nghẹt thở, đau nghẹn cuống họng…xảy ra, thì kích thích lên huyệt Hoàn Cốt sẽ có hiệu quả khắc phục.

 

7/ Huyệt Khiếu Âm

7.1/ Giải thích tên gọi

Từ “Khiếu” có nghĩa là chỉ lỗ thủng ở trên xương, “Âm” trong Đông Y được dùng chỉ “Thiếu âm thận kinh”, tức là xuyên qua cái lỗ âm mà thành Khiếu Âm. Huyệt đạo được gọi là Khiếu Âm ở chân cũng có, nó nằm cạnh gốc móng ngón chân thứ tư.

 

7.2/ Nhận biết vị trí huyệt đạo

Huyệt đạo này nằm ngay chỗ lõm phía sau lỗ tai và bên trên đầu cơ Nhũ Đột. Hoặc dựa vào vị trí tiếp xúc với động mạch nằm sâu bên trong mí tóc phía sau tai để xác định, nếu ấn mạnh đầu ngón tay vào đó mà thấy đau thì đó chính là huyệt Khiếu Âm

 

7.3/ Hiệu quả trị liệu

Có hiệu quả trị liệu đối với tất cả các chứng bệnh đau đầu và đau mắt. Hoa mắt chóng mặt vì đau đầu hoặc hôn mê cấp tính, khẽ ấn lên huyệt Khiếu Âm sẽ có hiệu quả ngay. Ngoài ra, với các triệu chứng như co giật bắp cẳng chân, đau tai, ù tai do đau vùng sau cổ, hoặc chảy máu lưỡi…kích thích lên huyệt đạo này sẽ có hiệu quả.

 

Huyệt đạo này nổi tiếng xưa nay là rất có hiệu quả trong chữa trị các bệnh đau tai; ngành Đông Y Trung Quốc chuyên vận dụng huyệt đạo này vào việc chữa trị bệnh điếc tai, nghễnh ngàng của trẻ em và thu được kết quả rất cai.

 

Huyệt đạo này cũng có hiệu quả cao trong việc trị liệu các triệu chứng trên toàn cơ thể của những người lớn tuổi bị bệnh huyết áp hoặc mệt mỏi, kiệt sức; khi cảm thấy tâm tính bất thường, mau mỏi mệt, xuống sức, nặng tai…ấn lên huyệt đạo này sẽ chế ngự được.

 

8/ Huyệt Nhĩ Môn

8.1/ Giải thích tên gọi

“Nhĩ Môn” trong Đông Y có ý nghĩa: lỗ tau là cửa ngõ ra vào của khí độc, nguyên nhân gây nên những chứng bệnh đau tai; tên gọi của huyệt đạo này muốn nói lên hiệu quả đặc biệt của nó trong việc trị liệu tất cả các chứng bệnh về tai.

 

8.2/ Nhận biết vị trí huyệt đạo

Huyệt đạo này ở ngay phía trước và hơi cao hơn Nhĩ Châu (sụn nhỏ chắn trước lỗ tai). Dùng đầu ngón tay ấn cạnh vị trí đó sẽ phát hiện được khớp xương hàm nằm ngay phía dưới xương gò má.

 

8.3/ Hiệu quả trị liệu

Có hiệu quả cao trong việc chữa trị tất cả các bệnh lỗ tai như: ù tai, nặng tai, viêm tai trong, tai ngoài,…Ngoài ra nó cũng có hiệu quả trong việc chữa trị chứng tê bại thần kinh mặt và bệnh đau răng.

 

9/ Huyệt Thính Cung

9.1/ Giải thích tên gọi

Từ “Thính” có nghĩa là nghe; từ “cung” có nghĩa là cung điển, hoàng cung, tức là sự tôn xưng một phòng ốc sinh hoạt; đó chình là trung tâm của thính giác, là nguồn gốc tên gọi của huyệt đạo

 

9.2/ Nhận biết vị trí huyệt đạo

Huyệt đạo này nằm ngay chỗ lõm phía trước Nhũ Châu, sau khi ấn lên chỗ đó, thì chỗ lõm càng rõ ràng hơn. Khi há miệng thì huyệt đạo này lõm sâu xuốngneen khó tìm, nhưng khi vừa mở miệng ra rồi lập tức ngậm lại thì sẽ nhận thấy ngay.

 

9.3/ Hiệu quả trị liệu

Đây là huyệt đạo dặc trị các chứng bệnh ù tai, nặng tai, nhất là tiêu trừ những âm thanh sắc nhọn như kim loại luôn luôn kích thích lên màng nhĩ làm ù tai. Ngoài ra cũng rất hiệu quả khắc phục các triệu chứng nặng đầu, nhức đầu, chóng mặt buồn nôn, suy giảm thị lực và trí nhớ do các căn bệnh về tai và cơ mặt gây nên. Phía trước Nhĩ Châi là hai huyệt Nhĩ Môn ở trên và Thính Cung phía dưới, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong việc trị liệu các chứng bệnh về tai.

 

10/ Huyệt Đầu Duy

10.1/ Giải thích tên gọi

Từ “Đầu” có nghĩa là bô phận đầu não, từ “Duy” là chỉ sự tiếp nối chuyển thành góc cạnh; tên gọi của huyệt đạo này biểu thị vị trí của nó nằm trên mí tóc ở một góc đầu.

 

10.2/ Nhận biết vị trí huyệt đạo

Nằm tại mí tóc ở góc trán thẳng phía trên huyệt Khách Chủ Nhân. Vị trí bên trên mí tóc chừng một đốt ngón tay; nằm trên đường thẳng kéo từ điểm giữa khoảng cách của đuôi mắt với huyệt Nhĩ Môn lên trên, đó chính là huyệt Đầu Duy.

 

Một cách khác để xác định vị trí huyệt đạo này là khi cố ưcs nhăn trán, thì hình thành nếp nhăn cao nhất phân chia khu vực trán và mặt, kéo dài nếp nhăn ấy ra hai bên, đụng phải mó tóc, giao điểm đó hính là huyệt Đầu Duy.

 

10.3/ Hiệu quả trị liệu

Xung quanh huyệt Đầu Duy có đôi dây thần kinh não thứ 5 đi qua, do đó nó đặc biệt hiệu quả trong việc trị liệu chứng đau đôi dây thần kinh não thứ 5 và chứng đau nửa đầu. Nó cũng được dùng để trị liệu bệnh đau mắt, nhức mỏi mắt, suy giảm thị lực, sung huyết đầu và não.

 

Các huyệt đạo ở đầu và cổ (Phần 2)

 

Trích từ sách “Bí quyết bấm huyệt chữa bệnh”

Đang xem: Các huyệt đạo ở đầu (Phần 2)

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng