Các huyệt đạo ở đầu (Phần 4)

Các huyệt đạo ở đầu (Phần 4)

15/ Huyệt Khúc Sai

15.1/ Giải thích tên gọi

Từ “Khúc” có nghĩa là uốn khúc quanh co, chuyển biến gấp khúc, ý nghãi tà môn đã chuyển thành các góc cạnh, mặt khác từ “Sai” có nghĩa là không nhất quán, dị thường. Tên gọi Khúc Sai biểu thị vị trí của nó ở tại nơi chỗ bằng phẳng trên trán chuyển sang chỗ cao thấp gập ghềnh tức là vị trí mí tóc nơi góc trán (còn gọi là Lưu Hải).

 

15.2/ Nhận biết vị trí huyệt đạo

Nó nằm tại giao điểm đường thẳng nối giữa lông mày ra sau gáu với đường thẳng đi ngang qua huyệt Thần Đình tại mí tóc giữa trán, cách huyệt Thần Đình về phía ngoài chừng hơn 2 đốt ngón tay.

 

Với người bị hói đầu, không xác định được mí tóc trước trán thì có thể fujwa vào nếp nhăn cao nhất phía trên trán có được khi cố sức nhăn trán, ranh giới giữa da đầu và trán chính là mí tóc.

 

15.3/ Hiệu quả trị liệu

Đặc biệt có hiệu quả với các chứng bệnh đau mũi như viêm mũi mạn tính hoặc viêm mũi dị ứng, nước mũi có mủ làm ngạt mũi, bí thở…Ấn lên huyệt đạo này cũng có hiệu quả chế ngự bệnh chảy máu cam hoặc tổn thương da thịt bên trong lỗ mũi.

 

Trong trị liệu bệnh ngạt mũi thì ngoài việc tác động lên huyệt Khúc Sai còn cần tác động lên các huyệt Thiên Trụ, Phong Trì, Nghinh Hương, Thông Thiên…để tăng thêm hiệu quả. Đối với các chứng bệnh về mắt như thị lực kém hoặc xuất huyết đáy mắt và các chứng đau đầu, cao huyết áp…tác động lên huyệt Khúc Sau cũng có hiệu quả.

 

16/ Huyệt Thông Thiên

16.1/ Giải thích tên gọi

Từ “Thông” có ý nghĩa là thông qua, đạt đến sự thông thoáng, mở cửa, xuyên suốt…còn từ “Thiên” tức là phần cơ thể phía bên trên xương quai xanh theo cách phân chia cơ thể trong Đông Y, nó chỉ phần đầu, phần đỉnh cao nhất…tức là muốn nói đến các huyệt đạo thông dụng ở trên phần “Thiên” của cơ thể; vì huyệt đạo này nằm trên đầu nên có tên gọi là Thông Thiên. Theo Đông Y, kinh mạch qua huyệt Thông Thiên đi lên đỉnh đầu, tuần hoàn trong não, vì thế chính tên gọi đã biểu thị công năng của nó.

 

16.2/ Nhận biết vị trí huyệt đạo

Hai huyệt hai bên và hơi phía trước huyệt Bách Hội; tức là nằm trên 2 đường thẳng kéo từ giữa hốc mắt ra sau gáy, song song với đường thẳng chứa huyệt Bách Hội, Tiền Đình, Hậu Đình và cách mí tóc trước trán chừng 4-6 đốt ngón tay về phía đỉnh đầu.

 

16.3/ Hiệu quả trị liệu

Phạm vi ứng dụng của huyệt đạo này khá rộng, hiệu quả trị liệu cao nhất là với các chứng bướu cổ và mũi có mủ hoặc ngạt mũi do chảy mũi quá nhiều; ngoài ra nó cũng thường được dùng vào việc chữa trị bệnh đau đầu, nặng đầu, nhất là với chứng đau nửa đầu.

 

Huyệt đạo này đặc biệt huyệt quả trong việc chữa trị triệu chứng căng cứng vùng sau đầu cho đến sau cổ. Khi gặp chứng rụng tóc hoặc rụng tóc từng vùng tròn, cơ và da mặt tê dại do bị trúng gió, kích thích lên huyệt đạo này cũng đem lại kết quả khả quan

 

17/ Huyệt Tín Hội

17.1/ Giải thích tên gọi

Từ “Tín” là chỉ thóp của trẻ sơ sinh, từ “Hội” là tự hội, hội họp, tập hợp tức là huyệt này nằm ở thóp trẻ sơ sinh.

 

17.2/ Nhận biết vị trí huyệt đạo

Huyệt đạo này nằm trên đường thẳng kéo từ điểm giữa hai lông mày ở trước trán ra đến sau gáy (tức đường thẳng có chữa các huyệt Bách Hội, Tiền Đình, Hậu Đình) và cách mí tóc phía trước trán chừng 3 đốt ngón tay.

 

Cũng có thể căn cứ vào vị trí huyệt Bách Hội trên đỉnh đầu để tìm huyệt Tính Hội bằng cách: tiến theo đường thằng nối từ huyệt Bách Hội tới điểm chính giữa hai lông mày ở trước trán chừng 3 đốt ngón tay, nơi đó chính là huyệt Tín Hội.

 

17.3/ Hiệu quả trị liệu

Rất có hiệu quả khắc phục các triệu chứng hoa mắt chóng mặt do bị thiếu máu não, chóng mặt cấp tính, sung huyết đầu hoặc chảy máu cam do bị sung huyết đầu; đồng thời có khả năng chế ngự các triệu chứng đau đầu, nặng đầu, ngạt mũi, và triệu chứng bệnh trên khuôn mặt như sưng hoặc phù mặt…

 

18/ Huyệt Thần Đình

18.1/ Giải thích tên gọi

Từ “Thần” có ý nghĩa là tinh thần, còn “Đình” có ý là đình viện; tức là biểu thị “đinhf viện” từ vị trí trước trán cho đến trước khi vào trong mái tóc, hàm chứa ý nghĩa huyệt đạo có khả năng đem lại sự yên định cho tinh thần và tình cảm.

 

18.2/ Nhận biết vị trí huyệt đạo

Nằm trên đường thẳng nối từ điểm giữa hai lông mày kéo về phía sau gáy, trên mí tóc trước trán. Trong trường hợp vị trí mí tóc khó xác định thì khi cố sức nhăn trán, nếp nhăn cao nhất làm ranh giới cho da dầu và trán, chính là mí tóc.

 

18.3/ Hiệu quả trị liệu

Rất có hiệu quả trong việc trị liệu các chứng viêm mũi mạn tính, mũi có mủ, đau đầu, chóng mặt buồn nôn và động kinh…Ngay cả gặp các trường hợp như: phía trên lông màu đau nhức tới mức không thể nhìn lên được hoặc tình trạng mất ý thức (điên nhẹ) thì kích thích lên huyệt Thần Đình cũng sẽ khắc phục được.

Các huyệt đạo vùng đầu và cổ (Phần 4)

 

Trích từ sách “Bí quyết bấm huyệt chữa bệnh”

Đang xem: Các huyệt đạo ở đầu (Phần 4)

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng