1. Selen là gì?
Selen có trong enzyme glutathion peroxydase có vai trò loại bỏ gốc tự do, bảo vệ màng tế bào và ADN.
Enzyme này có nhiều ở gan để hóa giải chất độc, ở cơ tim để bảo vệ các tế bào có cường độ hoạt động lớn. Selen cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp vì liên quan đến sinh tổng hợp Coenzym-Q.
Selen cùng với vitamin E đều là chất chống oxy hóa. Hai chất này phối hợp với nhau để chống lão hóa, xơ cứng các tổ chức do oxy hóa gây ra, ít nhất thì cũng có thế làm giảm tốc độ biến đổi của nó, và có tác dụng hoạt hóa hệ thống miễn dịch, chống ung thư, là chất khoáng vi lượng cần thiết.
2. Vai trò của Selen?
Selenium vừa giúp khôi phục các chất chống oxy hóa, vừa có chức năng chống oxy hóa chống lại các tế bào gốc tự do.
Nhờ khả năng chống oxy hóa, Selenium làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, tim mạch, chống lão hóa.
Selenium giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư gồm ung thư vú, ung thư ruột, ung thư gan và ung thư phối, bằng khả năng chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
Selenium cần cho quá trình chuyển hóa I-ốt, phòng chống bệnh bướu cổ.
Selenium hỗ trợ cho các loại thuốc điều trị ung thư, giúp thuốc phát huy hiệu quả tốt hơn trong quá trình điều trị.
Công dụng:
- Giữ cho các tổ chức mềm mại, chắc khỏe.
- Giảm triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ.
- Đề phòng và trị gàu trên dầu.
- Có công dụng trung hòa các chất ung thư và đề phòng được một số bệnh ung thư.
- Ngoài ra, Selenium có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.
3. Nhu cầu Selen của cơ thể thế nào?
Phụ nữ là 50μg, nam giới là 70μg.
Phụ nữ mang thai cần 65μg, phụ nữ cho con bú cần 75ug.
Nhưng phải chú ý không được bổ sung selen quá liều lượng, mỗi ngày không được quá 450μg.
4. Những thực phẩm giàu Selen?
Hải sản, gan, bầu dục, cám mì gạo, hành tây, cà chua, rau cần, nấm rơm, sữa bò…
5. Ai dễ thiếu Selen?
Thiếu selen sẽ già trước tuổi.
Luợng Selenium thấp còn gây ra bệnh bướu cổ, suy giảm hệ miễn dịch.
Trẻ em và phụ nữ thiếu Selenium dễ mắc các bệnh về tim mạch. Ở phụ nữ mang thai có thể gây ra trường hợp sảy thai.
Đàn công cần nhiều selen hơn. Bởi vì selen cung cấp cho cơ thể phần lớn là tập trung ở cơ quan sinh dục và thải ra ngoài cơ thể cùng với tinh dịch.
6. Biểu hiện quá lượng Selen?
Dùng trên 850mcg mỗi ngày sẽ dẫn đến ngộ độc Selenium.
Triệu chứng ngộ độc nhẹ gồm hơi thở có mùi hôi tỏi, móng tay dễ gãy, tóc rụng, da nổi mề đay không gây ngứa.
Ngộ độc cấp có thể làm cơ thể mệt môi, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa.
Ngộ độc Selenium nghiêm trọng gây ra bệnh xơ gan, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.