Vai trò thiết yếu của chất khoáng Kali trong cơ thể

Vai trò thiết yếu của chất khoáng Kali trong cơ thể

1. Kali là gì?

Kali là một cation chủ lực trong các chất điện giải của tế bào, giúp cho sự co bóp của cơ vân và cơ trơn được dễ dàng, bao gồm cả sự co bóp của cơ tim. Nó cực kỳ quan trọng và không thế thiếu trong các hoạt động thần kinh – eo.

 

Kali có tác dụng cùng với Natri duy trì cân bằng nước trong cơ thể và duy trì nhịp tim bình thường (Kali có tác dụng bên trong tế bào, còn Natri có tác dụng bên ngoài tế bào).

 

Khi mất cân bằng kali với natri thì sẽ tổn hại đến chức năng thần kinh và cơ bắp.

 

2. Vai trò của Kali?

Kali thiết yếu cho chức năng bình thường của cơ, cả cơ chủ ý (ví dụ cánh tay, bàn tay…) và cơ không chủ ý (ví dụ tim, ruột…). Bất thường nghiêm trọng về nồng độ Kali có thể hủy hoại chức năng tim một cách trầm trọng, thậm chí dẫn đến ngừng tim và tử vong.

 

Công dụng:

  • Kali giữ cho nhịp tim điều hòa, ổn định. Khẩu phần ăn giầu Kali cũng làm giâm lượng cholesterol trong máu, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Giúp vận chuyển oxy lên não, làm cho đầu óc tỉnh táo.
  • Giúp xử lý chất thải trong cơ thể.
  • Kali có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm nguy cơ đột quỵ
  • Kali giúp cân bằng nước và chất điện giải trong cơ thể
  • Chữa dị ứng da.

 

3. Nhu cầu Kali của cơ thể thế nào?

Người lớn khỏe mạnh mỗi ngày cần hấp thu khoảng 1600- 2000mg là đủ.

 

4. Những thực phẩm giàu Kali

Cơ thể con người hấp thu Kali chủ yếu thông qua ăn uống hàng ngày. Lượng Kali dư thì sẽ được đào thải qua nước tiểu và mồ hôi.

 

Các loại cam quýt, chuối, dưa lưới, cà chua, rau câu, hạt hướng dương, khoai tây…

 

Một số loại cá có chứa nhiều kali có thể kể đến như: cá ngừ, cá bơn, cá tuyết, cá hồi và cá đá (Rockfish).

 

Ngoài chứa hàm lượng lớn protein và chất xơ rất tốt cho hệ tim mạch, các loại đậu cũng là một lựa chọn hợp lý cho người thiếu kali. Các loại đậu có nhiều kali bao gồm: đậu ngự (lima), đậu cúc (pinto), đậu thận/tây (kidney), đậu nành, đậu đen, đậu lăng và đậu Hà Lan

 

5. Ai dễ thiếu Kali?

Thiếu kali trong cơ thể lâu ngày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe vì đây là một dưỡng chất thiết yếu của tế bào. Một số dấu hiệu cảnh báo thiếu Kali trong cơ thể thường gặp là:

  • Mệt mỏi
  • Thường hay bị chuột rút
  • Mất ngủ
  • Trầm cảm
  • Nhịp tim không đều.

 

Thiếu kali sẽ gây ra chứng đường huyết thấp và tê phù.

 

Những người uống nhiều café, rượu và hay ăn đồ ngọt rất dễ mệt mỏi, đó là do thiếu Kali gây ra.

 

Những người bị tiêu chảy nặng làm cho bí tiểu, có khả năng do mất nhiều kali. Nếu dùng thuốc lợi tiểu thì lại càng mất thêm kali.

 

Những người giảm béo không ăn chất tinh bột (cacbonhydrat) sẽ làm cho hàm lượng kali trong cơ thể giảm. Như vậy sẽ làm cho sức khỏe yếu đi, phản ứng chậm chạp.

 

Căng thẳng thần kinh và cơ thể sẽ gây ra thiếu kali.

 

6. Biểu hiện quá lượng Kali?

Tăng Kali trong máu dẫn đến tình trạng buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, tim đập nhanh, tê các đầu ngón tay và chân, trường hợp nặng có thể khiến tim ngừng đập, tử vong.

Đang xem: Vai trò thiết yếu của chất khoáng Kali trong cơ thể

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng