Vai trò của Vitamin B3 (Niacin axit nicotinic) trong cơ thể

Vai trò của Vitamin B3 (Niacin axit nicotinic) trong cơ thể

1. Vitamin B3 là gì?

Niacin hay Axit nicotinic, thường được gọi là niacin (vitamin B3), là một loại vitamin mọi người đều cần. Khi được dùng với liều lượng lớm, vitamin B3 có tác dụng cải thiện mức cholesterol bằng cách giâm triglyceride và cholesterol xấu (LDL), tăng cholesterol tốt (HDL).


Vitamin B3 là vitamin cần nhiều nhất trong số vitamin nhóm B. Nó không những là vitamin duy trì sự khỏe mạnh cho hệ thống tiêu hóa, mà cũng là chất không thể thiếu được để hợp thành hoocmoon sinh dục. Đối với những người có cuộc sống đầy áp lực hiện nay thì niacin có tác dụng duy trì hoạt động bình thường của não và giữ cho hệ thống thần kinh khỏe mạnh.

 

2. Vai trò của vitamin B3?

Bổ sung Niacin (vitamin B3) là một phương pháp tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), có nhiều nghiên cứu tốt cho thấy niacin có thể tăng mức cholesterol HDL tốt và giảm triglyceride. Niacin cũng có tác dụng làm giảm cholesterol LDL xấu. Nó thường được kê đơn kết hợp với statin để kiểm soát cholesterol, chẳng hạn như Crestor, Lescol hoặc Lipitor.

 

Tuy nhiên, niacin chỉ hiệu quả khi điều trị cholesterol với liều lượng khá cao. Những liều này có thể gây ra rủi ro, chẳng hạn như tổn thương gan, các vấn đề về đường tiêu hóa hoặc không dung nạp glucose. Vì vậy, không tự điều trị bằng các chất bổ sung niacin không kê đon.

 

Niacin còn mang lại nhiều lợi ích khác. Có nhiều nghiên cứu cho thấy nó giúp giảm xơ vữa động mạch, hoặc xơ cứng động mạch ở một số ngườị. Đối với những người đã bị đau tim.


Niacin dường như làm giảm nguy cơ mắc bệnh thứ hai. Ngoài ra, niacin được coi là phương pháp điều trị cho bệnh nấm, một tình trạng hiếm gặp phát triển do thiếu niacin.

 

Thúc đấy hệ thống tiêu hóa, giảm bệnh đường ruột.

 

Làm đẹp da.

 

Phòng chữa đau đầu.

 

Giảm cholesterol và triglyceride, thúc đẩy tuần hoàn máu, làm cho huyết áp giảm.

 

Giảm hiện tượng tiêu chảy.

 

Làm cho cơ thể sử dụng hết thức ăn để tăng thêm năng lượng.

 

Chữa viêm miệng, lưỡi, chống hôi miệng.

 

3. Nhu cầu vitamin B3 của cơ thể thế nào?

Trẻ em: từ 2-16 miligam mỗi ngày, tùy theo độ tuổi

 

Đàn ông: 16 miligam mỗi ngày

 

Phu nữ:14 miligam mỗi ngày

 

Phụ nữ ( có thai): 18 miligam mỗi ngày

 

Phụ nữ ( cho con bú): 17 miligam mỗi ngày

 

Lượng tối đa hàng ngày cho người lớn ở mọi lứa tuổi: 35 miligam mỗi ngày

 

4. Những thực phẩm giàu vitamin B3?

Lúa mì, gạo lức, đỗ xanh, vừng, lạc, nấm hương, tảo đỏ, sữa, trúng, thịt gà, gan, thịt heo nạc, cá…

 

5. Ai dễ thiếu vitamin B3?

Nếu thiếu vitamin B3 sẽ bị bệnh khô da.

 

Những người thừa cholesterol có thể tăng thêm lượng hấp thu vitamin B3.

 

Những người da bị dị ứng ánh nắng mặt trời là triệu chứng đầu tiên của việc thiếu niacin, những người viêm da, bong da, khô da đều cần vitamin B3.

 

Những người thường xuyên căng thẳng thần kinh thậm chí mắc bệnh thần kinh phân liệt cần bổ sung vitamin B3.

 

Những người mắc bệnh tiểu đường, tuyến giáp trạng… cần bổ sung niacin.

 

6. Biểu hiện quá lượng vitamin B3?

Sử dụng niacin liều cao có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

 

– Đỏ da nghiêm trọng kết hợp với chóng mặt

– Tim đập loạn nhịp

– Ngứa

– Buồn nôn và ói mửa

– Đau bung

– Bệnh tiêu chảy

– Bệnh Gout

– Tổn thương gan

– Bệnh tiếu đường

 

Khi dùng liều hơn 3 gram mỗi ngày của niacin, tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể xảy ra. Chúng bao gồm các vấn đề về gan, bệnh gút, loét đường tiêu hóa, mất thị lực, lượng đường trong máu cao, nhịp tim không đều và các vấn đề nghiêm trọng khác. Khi được sử dụng hàng ngày trong nhiều năm, niacin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiều đường.

Đang xem: Vai trò của Vitamin B3 (Niacin axit nicotinic) trong cơ thể

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng