Vai trò của Kẽm (Zinc) với sức khỏe con người

Vai trò của Kẽm (Zinc) với sức khỏe con người

1. Kēm là gì?

Kẽm là chất chủ yếu để hợp thành protein, thực hiện việc chỉ huy và giám sát các hoạt động của cơ thể và bảo vệ hệ thống enzyme và tế bào.

 

Kẽm chỉ huy co cơ, giúp hình thành insulin, là chất quan trọng để ổn định trạng thái máu, duy trì cân bằng axit- bazo trong cơ thể, làm cho tuyến tiền liệt hoạt động bình thường và là chất quan trọng để phát triển cơ quan sinh dục. Kẽm là thành phần cần thiết để hợp thành DNA.

 

2. Vai trò của Kēm?

Kẽm là một trong những nguồn vi chất không thể thiếu đối với cơ thể con người và giữ vai trò trong quá trình sinh hóa diễn ra bên trong cơ thể chúng ta.

 

Cụ thể, kẽm giúp cân bằng hàm lượng đường trong máu để ngăn ngừa tình trạng đường tăng lên.

 

Ngoài ra, kẽm còn kìm hãm tốc độ chuyển hóa của cơ thể để tránh khỏi những ảnh hưởng tác động lên việc phân chia và tổng hợp phân tử ADN.

 

Một trong những chức năng quan trọng của kẽm là tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại những bệnh từ tác động bên ngoài vào cơ thể.

 

Kẽm còn đóng góp vào việc chữa lành vết thương, khả năng sinh sản, tăng trưởng tế bào, sức khỏe của xương.

 

Ngoài ra, kẽm còn là một loại vi chất đế thực hiện chức năng ngửi, nếm và tạo nên cảm giác ngon miệng.

 

Công dụng

 

  • Chữa nhanh khỏi vết thương bên trong và bên ngoài.
  • Làm hết các đốm trắng trên móng tay.
  • Tránh bị mất vị giác.
  • Chữa giảm khả năng sinh dục.
  • Đề phòng bệnh tiền liệt tuyến.
  • Thúc đầy sinh trưởng phát triển và làm cho tư duy nhanh nhạy.
  • Giảm tích đọng cholesterol.
  • Chữa thần kinh thất thường.
  • Giúp điều hòa vị giác và cảm giác ngon miệng.
 

3. Nhu cầu Kēm của cơ thể thế nào?

Người lớn mỗi ngày cần hấp thu 12-15mg.

 

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần nhiều hơn một chút. Hấp thu kẽm nhiều quá sẽ hạn chế khả năng miễn dịch của cơ thể.

 

4. Những thực phẩm giàu Kẽm?

Các loại thịt, gan, hải sản tươi sống, bia, hạt bí ngô, hạt dẻ, trứng, sữa, vừng, mù tạt…

 

5. Ai dễ thiếu Kẽm?

Cơ thể thiếu kẽm sẽ gây ra sung tiền liệt tuyến, giảm khả năng sinh dục, xơ cứng động mạch, thiếu máu…

 

Đàn ông phải nâng cao hàm lượng kẽm trong cơ thể, những người mắc bệnh tiền liệt tuyến càng phải chú ý hơn đến việc tăng thêm hấp thu kẽm.

 

Những bạn gái khi đau bụng kinh phải tăng thêm lượng hấp thu kẽm.

 

Khi ra nhiều mồ hôi, người say rượu, người bệnh tiểu đường phải chú ý bổ sung kẽm.

 

Khi hấp thụ nhiều vitamin B6 thì phải tăng thêm lượng kẽm.

 

6. Biểu hiện quá lượng Kēm?

Khi xảy ra tình trạng thừa kēm, cợ thể sẽ có những biểu hiện như sau: buồn nôn, nôn, ợ nhiều lần; đau bụng và tiêu chảy; đắng miệng thường xuyên…

Đang xem: Vai trò của Kẽm (Zinc) với sức khỏe con người

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng