Rau răm chữa say nắng, tiêu hóa kém, hắc lào, rắn cắn

Rau răm chữa say nắng, tiêu hóa kém, hắc lào, rắn cắn

Rau răm

Rau răm tên chữ Hán là: Thủy Liêu (trong Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam cũng gọi cây rau nghể là thủy liễu) và Hương lục, Sách “Bản Thảo Cương Mục” gọi rau nầy là gia lục, chép “Gia lục vị cay, dùng làm rau sống và gia vị vào canh ăn. Có tính sát trừ nhất thiết các chất độc cá, tôm.”

 

Theo sách “Nam Dược Thần Hiệu” Rau răm vị cay, tính ấm, không độc, chữa đau bụng lạnh, vết thương rắn cắn (dùng uống và đắp, chàm ghẻ (xát), cước khí sưng chân và mụn trĩ (nấu nước xông và ngâm rửa).

 

Trị liệu:

1/ Trị Chứng “Trúng Nắng Bất Tỉnh”

Thấy người bị trúng nắng bất tỉnh nhân sự sắp chết, lấy 1 nắm Rau răm rửa sạch, sắc lên cho uống thì khỏi. (Nam Dược Thần Hiệu)

 

2/ Trị Chứng “Tiêu Hóa Kém”

Mỗi ngày dùng từ 15 – 20 gr Rau răm (lấy luôn cả thân lẫn lá) rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt uống, hoặc ăn sống. (Giáo Sư Đỗ Tất Lợi)

 

3/ Trị Chứng “Hắc Lào, Sâu Quảng”

Dùng cả cây Rau răm lên chỗ bị hắc lào, hoặc bị sâu quãng sau khi đã rửa kỹ vết thương. (Giáo Sư Đỗ Tất Lợi)

 

4/ Trị “Rắn Cắn”

Hái khoảng 20 ngọn Rau răm, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, còn bã thì đắp lên chỗ bị rắn cắn. Thường thì trong vòng 15 phút sẽ đỡ đau, sau 3 giờ sẽ hết sưng tấy. (Giáo sư Đỗ Tất Lợi)

 

5/ Trị chứng “Say nắng thể nặng bán hôn mê”

Dùng 30 gr Rau răm, 20 gr sâm bố chính (tẩm nước gừng), 16 gr đinh lăng (loại lá nhỏ), 10 gr mạch môn. Cả 4 vị này đều sao vàng, sắc với với 600 ml, còn 300 ml thì chia làm 2 lân uống trong ngày (Bác sĩ Lê Minh)

Đang xem: Rau răm chữa say nắng, tiêu hóa kém, hắc lào, rắn cắn

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng