Rau ngổ
Rau ngổ đồng bào ta còn quen gọi là rau ngổ trâu, rau ngổ thơm hay rau cúc nước. Tên chữ hán là “Thanh lục” – Theo sách xưa, có 2 loại rau ngổ, loại mọc dưới nước gọi là ngổ nước, là loại dây mọc bên bờ nước, hái cọng lá luộc ăn, vị thơm ngon; loại mọc trên cạn gọi là ngổ điếc, dùng làm rau sống, có vị cay thơm.
Đồng bào ta thường hái lá rau ngổ non làm gia vị, làm thuốc, hoặc lấy lá và nhánh phơi khô làm vị thuốc.
Cả 2 loại rau ngổ này để có nhiều dược tính. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, qua sách “Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt nam”, rau ngổ là loại cây sống nổi, hoặc chìm dưới nước, dài hàng mét, thân hình trụ nhẫn, phân thành nhiều nhánh, có mắt. Lá mọc đối, không cuống, phía dưới ôm vào thân, mép có răng cưa, dài 5 cm, rộng 6-10 cm. Cụm hoa hình đầu không cuống, màu trắng, lục nhạt, 4 lá bắc hình trái xoan. Những hoa ở ngoài là hoa cái hình thìa lìa, có tràng chia 3 thùy; những hoa trong lưỡng tính, hình ống có tràng hoa xẻ 5 răng. Nhị 5, bao phấn có tai nhọn, ngắn. Bầu hình trụ cong. Quả bé, không có mào lông.
Trị liệu:
1/ Trị chứng Ăn không tiêu, đầy tức bụng
Lấy 16 gr Rau ngổ, 16 gr Mộc Hương Nam và 75 ml nước, sắc còn 250 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. (Bác sĩ Lê Minh)
2/ Trị chứng Viêm tấy
Dùng lá Rau ngổ, tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ bị viêm tấy. (Bác sĩ Lê Minh)