Rau mùi (ngò rí): những lợi ích và công dụng không ngờ

Rau mùi (ngò rí): những lợi ích và công dụng không ngờ

Rau mùi

Rau mùi ta còn gọi là “rau ngò ta” để phân biệt với rau rau ngò tây (ngò gai) tiếng Trung Hoa gọi là “Hồ Tuy”. Sách “Bản thảo Cương Mục” gọi là “Hương Tuy”, chép : hay mở đậu độc và làm lành sang độc (mụn lở). Sách “Bản Thảo Bị Yếu” chép, Hồ tuy vị cay tính ấm có mùi thơm, trong thông tâm tì, ngoài mạnh tứ chi, chủ trị đậu, sới khó mọc.

 

Theo sách “Nam Dược Thần Hiệu” của nước ta, rau mùi vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, thông đại tiểu tiện, trị chứng phong tà và làm cho đậu, sởi mọc được.

 

Trị liệu:

1. Trị Chứng “Nhiệt Khí Kết Trệ”

Nhiệt khí kết trệ trong người hàng năm thường phát, sây bệnh. Để chữa trị dùng rau mùi hái vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, cứ nửa cân rau (250 gr) thì 7 bát nước, sắc còn 1 bát rưỡi, chia ra uống, chưa khỏi uống thêm lần nữa, liều lượng như trước. Về mùa hạ, mùa thu và mùa đông nên dùng phần rễ rau mùi hay hơn. (Nam Dược Thần Hiệu)

 

2. Trị Chứng “Kiết Lỵ”

Trong bụng quặn đau, bức đi đại tiện mà rặn không ra, có ra được chút phân thì hoặc trắng hoặc đỏ, hoặc đỏ trắng lẫn lộn, hoặc vàng hoặc đen, hoặc như óc cá, hạy như nước nhà dột, đó là mắc chứng kiết ly, phải mau chữa trị. Để chữa chứng này, dùng 1 vốc hạt mùi, sao thơm, tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng (7,50 gr), nếu ly ra máu thì uống với nước đường, lỵ đàm thì uống với nước gừng, ngày uồng hai lần là công hiệu. (Nam Dược Thần Hiệu)

 

3. Trị Chứng “ Tiêu Chảy Ra Máu”

Dùng 1 vốc hạt mùi, sao thơm, tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân với nước chín, ngày uống hai lần rất tốt. (Nam Dược Thần Hiệu)

 

4. Trị Chứng “Lòi Dom”

Lấy Hạt mùi hoặc quả mùi đốt lên, tắt cho khói bốc, xông vào hậu môn. (Cổ Phương)

 

5. Trị Chứng “Sởi Khó Mọc”

Dùng 1 nắm rau mùi, sắc lên để hơi nguội cho uống. Uống xong, đắp chăn kín người cho ra mồ hôi, sởi sẽ mọc nhanh. Cũng nên cùng lúc, lấy 1 nắm lá rau mùi tươi, giã nát chưng cho nóng lên, gói vào vải thưa chà xát khắp đầu, mình, tay ,chân của trẻ, sởi sẽ mọc điều. (Cổ Phương)

 

6. Trị Chứng “Loét Niêm Mạc Lưỡi”

Lấy 20 gr lá rau mùi, 12 lá rau húng chanh ngâm nước muối, nhai kỹ, nuốt nước từ từ. Rất có hiệu quả. (Bác Sĩ Lê Minh)

 

7. Trị Chứng “Khó Tiêu, Đau Bụng Lâm Râm Sau Khi Ăn”

Lấy 1 nắm lá rau mùi, 8- 10gr vỏ quít, sắc lên uống khi còn âm ấm. (Lương Y Lê Trần Đức)

 

8. Trị Chứng “Giun Kim”

Hạt mùi tán nhỏ, trộn với trứng gà luộc, chế thêm ít lầu mè, giã nhuyễn, nặn thành thỏi nhỏ, nhét vào hậu môn trẻ khi cháu đi ngủ và để suốt đêm làm như vậy liền trong 3 đêm thì có kết quả. (Lương Y Lê Trần Đức)

 

9. Trị Chứng “Cạn Sữa Sau Khi Sinh”

Dùng 6gr quả mùi, 100 ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia đều làm 2 lần uống trong ngày. (Bác sĩ Lê Minh)

 

10. Trị Chứng “5 Loại Trĩ Đau Nhức”

Lấy 1 lạng Hạt mùi, sao thơm, tán nhỏ, mỗi lần uống hai đồng cân với rượu vào lúc đói, chỉ uống vài lần là thấy hiệu nghiệm. (Kinh Nghiệm Dân Gian)

 

11. Trị Chứng “Ít Sữa”

Phụ nữ sau khi sinh, ít sữa không đủ cho con bú lấy Hạt mùi sắc uống, hoặc dùng Hạt mùi nấu với gạo nếp thành cháo, ăn thường xuyên thì sẽ nhiều sữa. (Kinh Nghiệm Dân Gian)

 

12. Trị Chứng “Mặt Mọc Nốt Ruồi Đen”

Mặt mọc nốt ruồi đen, lấy Hạt mùi sắc nước, rửa mặt thường XuyÊn, nốt ruôi sẽ biến mất. (Nam Dược Thần Hiệu)

 

13. Trị Chứng “Mẩn Đỏ Đau Ngứa Ở Trẻ”

Lấy rau mùi vò nát xát lên chổ mẩn đỏ, hoặc giã vắt lấy nước mà bôi, khỏi liền. (Nam Dược Thần Hiệu)

 

14. Trị Chứng “Đậu Mọc Không Tốt”

Đậu mọc không tốt, không đều, lấy 2 lạng rau mùi, thái nhỏ, sắc với l chén rượu to, lấy vung đậy kín đừng cho bay hơi, chờ nguội, bỏ rau mùi, lấy rượu phun ướt như dầm sương từ đầu đến chân người bệnh, chỉ chừa mặt thôi, đậu sẽ mọc tốt và đều. (Nam Dược Thần Hiệu)

Đang xem: Rau mùi (ngò rí): những lợi ích và công dụng không ngờ

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng