1. Sắt là gi?
Sắt là chất chủ yếu để duy trì sự sống, là chất chủ yếu dể cấu tạo nên huyết sắc tố, là chất cần thiết để thúc đẩy quá trình chuyển hóa vitamin nhóm B.
Sắt và Canxi là 2 chất dinh dưỡng hay bị thiếu nhất trong ăn uống của người Việt, nhất là phụ nữ. Tỉ lệ sắt mà cơ thể thu được trên thực tế chỉ có khoảng 8% là được hấp thụ và chuyển vào máu. Phần lớn sắt trong cơ thể là dùng để tạo ra huyết sắc tố.
Huyết sắc tố sẽ được tái tuần hoàn, tái sử dụng khi tế bào máu cứ 120 ngày lại thay đổi tế bào mới. Sắt kết hợp vói protein tích trữ trong cơ thể.
2. Vai trò của Sắt
Sắt là chất đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp huyết sắc tố là hemoglobin nhằm vận chuyển oxy cho các mô và cơ quan trong cơ thể người.
Bên cạnh đó, sắt còn là thành phần của một số enzyme oxy hóa khử trong tế bào và có trong myoglobin là sắc tố hô hấp của cơ. Vì vậy, chuyển hóa sắt là quá trình quan trọng vì nó ảnh hưởng đến mô và cơ quan của cơ thể người.
Sắt tổng hợp huyết sắc tố hemoglobin làm nhiệm vụ vận chuyền oxy đến những mô và tế bào trong cơ thể. Sắt còn là thành phần của một số men oxy hóa khử trong tế bào và có trong sắc tố hô hấp của cơ là myoglobin.
Khoảng 2/3 hàm lượng sắt trong cơ thể nằm ở hemoglobin. 30% sắt được dự trữ ở ferritin và hemosiderin trong hệ liên võng nội mô ở gan, lách và tủy xương.
Một lượng sắt nhỏ trong những men như cytochrome, catalase, peroxidase. Vì vậy, khi rối loạn chuyển hóa sắt xảy ra, quá trình tổng hợp hemoglobin và lượng sắt trong men của tế bào sẽ bị ảnh hưởng.
Sắt được cơ thể hấp thu từ thức ăn, sau đó được vận chuyển đi khắp cơ thể nhờ một loại protein do gan sản xuất là transferrin.
Nếu cơ thể chúng ta không được cung cấp đủ hàm lượng sắt thông qua ăn uống thì nồng độ sắt trong máu sẽ giảm và lượng sắt dự trữ trong các mô sẽ được sử dụng, kết quả sẽ dẫn đến việc giảm lượng sắt dự trữ trong cơ thể gây thiếu sắt.
Rối loạn chuyển hóa sắt khác là sự tăng hấp thụ sắt gây tăng nguồn dự trữ sắt và ảnh hưởng đến những cơ quan như gan, tim và tụy.
Công dụng của Fe đối với cơ thể
- Thúc đẩy phát triển.
- Tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật.
- Điều tiết hô hấp, chống mệt mỏi.
- Cấu tạo huyết sắc tố, đề phòng và chữa thiếu máu do thiếu sắt.
- Làm cho da hồng hào.
3. Nhu cầu Sắt của cơ thể thế nào?
Người lớn lượng hấp thu mỗi ngày là 10- 15mg.
Phụ nữ mang thai phải cần 30mg. Trong vòng 1 tháng, lượng sắt mất đi ở phụ nữ thường gấp đôi nam giới, khi hấp thụ sắt phải cần có đồng, cooban, mangan, vitamin C.
4. Những thực phẩm giàu Sắt?
– Trong các loại thực phấm như gan, tim, thịt bò… có chứa một lượng sắt dồi dào, rất tốt cho cơ thể.
– Hải sản cũng là nguồn bổ sung dồi dào sắt, đặc biệt là hàu, trong 100g hàu thì sắt chiếm khoång 5,5 mg.
– Bên cạnh đó, các loại rau củ, các loại hạt như rau chân vịt, bầu, khoai tây, quả vỏ cứng, đậu nành hay ngũ cốc cũng là những thực phẩm giàu sắt.
5. Ai dễ thiếu Sắt?
Nếu thiếu sắt sẽ gây ra thiếu máu.
Thiếu sắt là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ và người cao tuối, đặc biệt là các chứng bệnh liên quan đến hệ tim mạch, hô hấp.
Tình trạng tim đập nhanh gây căng thắng, mệt mỏi.
Rung tóc,bong móng.
Giảm trí nhớ và trí thông minh.
Hệ miễn dịch và khả năng sinh sản bị suy giảm.
Phụ nữ mang thai cần phải bổ sung sắt.
Nếu đang uống thuốc chống viêm hoặc aspirin thì cần phải bổ sung sắt.
Những người uống trà hoặc cà phê thường xuyên phải chú ý nếu uống nhiều cà phê và trà sẽ cản trở đến việc hấp thu sắt.
5. Biểu hiện quá lượng Sắt?
Nếu uống quá liều sẽ bị nôn, suy tim
Quá tải sắt làm tổn thương đến chức năng gan, tuyến nội tiết gây những bệnh lý như chậm phát triển, đái tháo đường, suy giáp.
Ngoài ra, tình trạng quá tải sắt còn gây ảnh hưởng cơ tim gây suy tim và rối loạn nhịp tim.