1. Phốtpho là gì?
Phốt pho là khoáng chất nhiều thứ 2 trong cơ thể sau Canxi, khoảng 1% tổng khối lượng cơ thể.
Phốt pho có ở trong tất cả các tổ chức của cơ thể là chất cần thiết để giữ gìn xương và răng hầu như tham gia vào tất cả các phản ứng hóa học sinh lí. Phốtphot còn là chất quan trọng làm cho tim đập theo quy luật, bảo vệ thận và kích thích thần kinh truyền dẫn bình thường.
Khi không có phốtphot thì không thể hấp thụ được canxi nicotinic. Muốn phốtpho hoạt động bình thường cần phải có vitamin D và canxi.
2. Vai trò của Phốtpho
Cũng giống như canxi, cơ thể cần phốtpho để xây dựng nên hệ xương chắc và khỏe, để tạo ra năng lượng và tăng cường sức mạnh của cơ bắp.
Ngoài ra, phốtpho còn tham gia vào một số chức năng như
Thúc đẩy phát triển và khôi phục các cơ quan tổ chức trong cơ thể.
Giảm đau viêm khớp.
Thúc đẩy răng phát triển và bảo vệ răng khỏe mạnh.
Loại bỏ các chất cặn bã tại thận
Tham gia vào quá trình dự trữ và sử dụng năng lượng của cơ thể
Kích thích sự tăng trưởng, duy trì và sửa chữa các mô và tế bào bị tổn thương
Tham gia tổng hợp DNA và RNA
Cân bằng và sử dụng các loại vitamin như vitamin B và D cũng như các khoáng chất như iod, magie và kẽm
Tham gia vào quá trình co cơ
Điều hòa nhịp tim
Tạo điều kiện thuận lợi cho sự dẫn truyền các tín hiệu thần kinh
Giảm đau cơ sau luyện tập
3. Nhu cầu Phốtpho của cơ thể thế nào?
Người lớn cần ít phốtpho hơn trẻ từ 9-18 tuổi nhưng cần nhiều hơn so với trẻ em dưới 8 tuổi.
- Trẻ em (9-18 tuổi): 1250 mg
- Trẻ em (4-8 tuổi): 500 mg
- Trẻ em (1-3 tuổi): 460 mg
- Trẻ em (7-12 tháng tuổi): 275 mg
- Trẻ em (0-6 tháng tuổi): 100 mg
Người lớn mỗi ngày cần 800 – 1200mg. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú thì cần nhiều hơn. Tỷ lệ Canxi, Phốtpho phù hợp trong cơ thể là 2:1. Phốtpho nhiều hơn Canxi sẽ nhanh chóng đẩy lượng Canxi trong cơ thể ra ngoài, gây thiếu hụt canxi.
Nếu hấp thu quá nhiều phốtpho sẽ phá hoại sự cân bằng chất khoáng và tạo thành thiếu canxi. Khi hấp thụ quá nhiều sắt, nhôm, magie thì sẽ làm cho tác dụng của phốtphot giảm đi hoặc mất đi.
4. Những thực phẩm giàu Phốtpho
Cá, thịt nạc, lương thực ngũ cốc chưa tinh chế, trứng, các loại quả khô, các loại hạt…
5. Ai dễ thiếu Phốtpho?
Thiếu phốtphot sẽ sinh ra bệnh còi xương và bệnh viêm lợi…
Những người bị sung tuyến giáp trạng (bướu cổ) cần phải bổ sung phốtpho.
6. Biễu hiện quá lượng Phốtpho
Phốt pho dư thừa trong cơ thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất khác như Sắt, Kẽm, Magie…
Triệu chứng thừa phốtpho bao gồm: đau khớp, đau cơ, buồn nôn, tiêu chảy.
Ngoài ra còn có thể xuất hiện triệu chứng ngứa và đỏ mắt.
Dư thừa Phốtpho gây ra chứng xơ cứng mạch máu, tim bị phình to, gây hại cho xương và thận.
Đối với người bị thận, còn có thể gây ra các tác dụng phụ khác.