Húng cay: loại rau phổ biến chữa được nhiều chứng bệnh

Húng cay: loại rau phổ biến chữa được nhiều chứng bệnh

Rau húng cay

Rau húng cay nhân đân ta quen gọi theo tên chữ Hán là Bạc hà, thứ rau này còn nhiều tên chữ Hán khác, như: Phiên hà, Bà hà, Pha hoạt, Anh sinh, Kê tô, Thủy tô, Nam bạc hà, Thạch bạc hà, Phiên hà thái…, sách “Bản Thảo Cương Mục” gọi Bạc hà là tô lan, nam hà, kim tiền bạc hà và chép: “Rau này chủ làm tan đàm và chữa chứng nhức đầu…” Sách “Bản Thảo Cứu Hoang” chép: “…hái ngọn lá luộc chín, dầm nước cho hết vị cay, trộn dầu, muối ăn, cũng có thể muối chung với rau kiệu làm dưa, ăn có mùi vị thích hợp nhau, hoặc nấu với canh đậu hủ, đem hoà rượu nóng, uống hay pha trà cũng ngon miệng. Người mới lành bệnh không nên ăn, vì ăn vào sẽ đổ mồ hôi không dứt. Loài mèo ăn phải bạc hà sẽ bị say ngay bởi vật có sự tương cảm.”

 

Tại các nước Tây Phương cũng có loại rau cọng và lá giống như bạc hà nhưng thơm hăng hơn, dùng nấu dầu, gọi là “Dầu mang – tà” (mentha), chủ trị các chứng: phong hàn, đau đầu, đau bụng, đều kiến hiệu ngay.

 

Sách “Nam Dược Thần Hiệu” chép: “Bạc hà vị cay, tính ấm, thanh nhiệt, hoá đàm, tiêu thức ăn, chữa các bệnh phong tà, đau đầu và sốt âm.”

 

Theo Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, qua “Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam”, Cây Bạc Hà thuộc hoa môi, là một loại cây mọc hoang nhưng được trồng nhiều tại nước ta, chủ yếu dùng làm vị thuốc cho cả Đông y lẫn Tây y. Hiện nay ở nước ta có trồng nhiều loại Bạc hà, gồm:

 

  1. Bạc hà nam nguyên giống của nước ta.
  2. Bạc hà Châu âu lấy giống ở các nước Âu, Mỹ.
  3. Bạc hà Nhật Bản nguyên giống của Nhật.
  4. Lục Bạc hà cũng là giống của Âu, Mỹ cho tinh dầu lưu lan hương.

 

Tinh chất của Bạc Hà cay, mát, không độc, vào hai kinh phế và can, có tác dụng tan phong nhiệt, ra mồ hôi, giảm uất, làm thuốc thanh lương dùng chữa cảm nắng, đau bụng, bụng đầy, chứng ăn không tiêu.

 

Trị liệu

1/ Chữa Chứng “Cảm Mạo do Phong Nhiệt”

Lá bạc hà non 5 gr, cam thảo 5 gr, hãm trong nước, uống thay nước trà. (Thường Kiến Bệnh Thực Phẩm Liệu Pháp)

 

2/ Chữa chứng “Cảm mạo, nhức đầu”

Dùng 5 đồng cân Bạc hà tươi, nấu lên xông. Xông xong, lau khô người, thay quần áo, nằm nghỉ trên giường sẽ thấy người dễ chịu lại. Muốn kiến hiệu hơn, trước khi xông, múc 1 chén nước đó uống vào, càng tống phong nhiệt ra ngoài. (Dã Thái Trị Bách Bệnh Dân Gian Liệu Pháp)

 

3/ Chữa Chứng “Chảy Máu Cam”

Ngắt vài lá Bạc hà tươi, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ vê nát, nhét vào lỗ mũi sẽ cầm máu. (Bản Thảo Cương Mục)

 

4/ Chữa Chứng “Ho Vướng Đàm”

Dùng 2 lạng lá Bạc hà sao khô, tán thành bột, quyện với mật mía, viên thành những viên bằng quả nhãn, ngậm ngày 10 – 15 viên sẽ khỏi. (Dã Thái Trị Bách Bệnh Dân Gian Liêu Pháp)

 

5/ Chữa Chứng “Trúng Nắng, Bất Tỉnh”

Thấy người bị trúng nắng, ngã vật, nằm bất tỉnh, gần chết. Mau hái 1 vốc lá bạc hà tươi, rửa sạch, giã nát, tầm nước vắt lấy 1 bát nước cốt đổ cho uống, khỏi ngay. (Nam Dược Thần Hiệu)

 

6/ Chữa Chứng “Đi Lỵ Ra Máu Do Nhiệt Độc”

Dùng lá Bạc hà tươi sắc uống thường xuyên. Rất hay. (Nam Dược Thần Hiệu)

 

7/ Chữa Chứng “Lên Đậu Không Mưng Mủ”

Lên Đậu nhưng không mưng mủ, da mỏng nổi phồng lên. Dùng lá bạc hà, kim ngân hoa. phân lượng bằng nhau, sắc đặc, chờ nguội phun nhè nhẹ vào mụn đậu ngày 3 lần, thấy mụn đậu mưng mủ là được. (Nam Dược Thần Hiệu) 

 

8/ Chữa Chứng “Viêm Họng, Khản tiếng”

Dùng 1 nắm lá Bạc hà tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm chút nước, gia thêm vài hạt muối, vắt lấy nước cốt, ngậm và nuốt dần. Rất hiệu nghiệm. (Dã Thái Trị Bách Bệnh Dân Gian Liệu Pháp)

 

9/ Chữa Chứng “Dị Ứng, Nổi mày đay”

Hái lá Bạc hà tươi, rửa sạch bằng nước muối, vò nát xát vào chỗ bị mẩn ngứa. (Kinh nghiệm phương)

 

10/ Chữa “Mèo cắn sinh lở loét”

Bị mèo cắn, vết thương làm độc, lở loét, đau nhức, dùng lá Bạc hà, rửa sạch, giã nhỏ đắp lên vết thương. (Nam dược thần hiệu)

 

11/ Chữa “Ong đốt, rết cắn”

Bị ong đốt, rết cắn, tìm ngay lá bạc hà, rửa sạch, nhai nhuyễn, đắp lên vết thương. Rất hay. (Kinh nghiệm dân gian)

 

12/ Chữa “Sơn Ăn”

Dùng 1 cân lá Bạc hà khô (phơi khô tự nhiên hay sao khô) nấu dần lấy nước rửa vết thương thường xuyên sẽ mau khỏi. (Kinh Nghiệm Phương)

 

13/ Chữa “Trẻ Bị Tưa Lưỡi”

Trẻ bị tưa lưỡi không bú được, dùng 1 lá Bạc Hà tươi, rửa sạch, lót vào đầu ngón tay giữa, chà nhẹ lên lưỡi trẻ vài lần, sạch lớp tưa, trẻ sẽ bú được. (Kinh Nghiệm Phương)

 

Chú ý: Người tạng hư nhược không nên dùng vị thuốc này nhiều hoặc dài ngày, bởi sẽ sinh chứng mồ hôi túa ra không ngớt. Về mùa hạ, nếu không thực cần thiết, cũng không nên dùng vị thuốc này.

Đang xem: Húng cay: loại rau phổ biến chữa được nhiều chứng bệnh

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng