Hàm lượng dinh dưỡng trong bột gạo lứt

Hàm lượng dinh dưỡng trong bột gạo lứt

Khi sử dụng bột gạo lứt, ngoài những công dụng tuyệt vời mang lại cho sức khoẻ, trong mỗi thành phần của sản phẩm đều chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng khác nhau. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem hàm lượng dinh dưỡng của bột gạo lứt như thế nào nhé.

 

Gạo lứt và gạo trắng khác nhau thế nào?

Bạn có biết điểm khác biệt lớn nhất giữa gạo lứt và gạo trắng đó là hạt gạo lứt vẫn còn giữ được lớp cám bên ngoài và phần mầm. Chưa hết, gạo lứt có lượng chất xơ nhiều gấp đôi gạo trắng. Với người bị đái tháo đường, lúc này chất xơ giống như một tấm lưới lọc lượng đường có trong thức ăn, cản trở và giúp họ kiểm soát đường huyết tốt hơn, giảm cholesterol. Bên cạnh đó, gạo lứt còn chứa nhiều vitamin B1, B2, B3, B6 đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá chất béo, carbonhydrate, tham gia vào việc cấu tạo các tế bào hồng cầu, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể vì gạo trắng đã qua xử lý và cà đi lớp vỏ mỏng bên ngoài nên rất khó giữ lại được các dưỡng chất này.

 

Ngoài lượng chất xơ và vitamin dồi dào như vậy, trong gạo lứt còn có các loại khoáng chất như:

 

  • Magie: giúp bơm máu đến tim, giúp các thành mạch máu được thư giãn, giữ cho huyết áp được bình thường.
  • Selen: sản xuất hormone tuyến giáp, chống oxy hoá, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ ngăn chặn sự xâm nhập của virus.
  • Mangan: cân bằng đường huyết, chống oxy hoá mạnh, hỗ trợ sự hấp thụ canxi ở cơ thể và cải thiện được khả năng xương khớp.
  • Bật mí thêm là bạn có hay thắc mắc vì sao chị em thường hay tìm đến gạo lứt? Vì trong gạo lứt có chứa 1 lượng vitamin E giúp làm đẹp da và giúp tóc khoẻ đẹp.
 

Bảng so sánh hàm lượng dinh dưỡng gạo lứt và gạo trắng:

Giá trị dinh dưỡng trong 100gGạo trắngGạo lứt
Calo6882
Chất đạm1.42 g1.83 g
Chất béo0.15 g0.65 g
Carbonhydrate14.84 g17.05 g
Chất xơ0.2 g1.1 g
Đường0.03 g0.16 g
Canxi5 mg2 mg
Sắt0.63 mg0.37 mg
Natri1 mg3 mg
Axit béo (tổng bão hoà)0.04 g0.17 g
Cholesterol0 mg0 mg

 

Hiện nay trên thị trường đang có khoảng 3 loại gạo lứt khác nhau được phân biệt dựa trên màu sắc của lớp vỏ cám bên ngoài: màu trắng ngà (gạo lứt nương), màu đỏ (gạo lứt đỏ) và màu đen (gạo lứt đen). Và điều đáng ngạc nhiên ở đây là cả 3 loại gạo lứt đều có tính quân bình về mặt Âm – Dương so với những loại thực phẩm khác, phù hợp với tất cả đối tượng sử dụng.

 

Tại sao lại nói gạo lứt có tính quân bình Âm – Dương?

Vì theo Đông y, một cơ thể khoẻ mạnh là một cơ thể quân bình về Âm – Dương, khi cơ thể mất đi sự quân bình này nghĩa là cơ thể đang bị bệnh, và gạo lứt chính là một trong những cách hiệu quả để tái lập lại sự quân bình đó, có khả năng đẩy lùi được bệnh tật. Theo tiên sinh Ohsawa – người tiên phong trong phong trào ăn dưỡng sinh ở thế kỷ 20 đã dựa vào tỷ lệ Kali trên Natri có trong thức ăn để quyết định xem thức ăn đó có quân bình Âm – Dương hay không. Tỷ lệ Kali/Natri trong gạo lứt là 4.5 ~ 5 nên được xem là quân bình về mặt Âm – Dương. Nên dù chúng ta bị bệnh gì thì khi dùng gạo lứt được một thời gian, bệnh sẽ khỏi.

 

Kết luận

 

Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ, sở thích ăn uống, nhu cầu cá nhân mà bạn có thể cân nhắc giữa việc dùng gạo lứt hoặc gạo trắng trong bữa ăn của mình. Nếu bạn cảm thấy khá khó khăn trong việc lựa chọn giữa 1 trong 2 thì bạn có thể áp dụng giải pháp đơn giản đó là bạn hãy thử kết hợp cả hai loại gạo trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình để bổ sung và hấp thụ được các chất dinh dưỡng có trong cả gạo lứt và gạo trắng.

Đang xem: Hàm lượng dinh dưỡng trong bột gạo lứt

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng